Biến đổi khí hậu đang đặt ra những thách thức cấp bách trên toàn cầu, buộc các ngành công nghiệp phải chuyển mình để hướng tới phát triển bền vững. Trong đó, xây dựng là một trong những lĩnh vực tiêu tốn nhiều tài nguyên nhất, chiếm khoảng 39% tổng năng lượng tiêu thụ, sử dụng 12% lượng nước và phát thải khoảng 38% khí carbon (theo tạp chí Công Luận 2023). Trước áp lực giảm thiểu tác động môi trường, nhiều hệ thống chứng nhận công trình xanh đã ra đời nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi sang mô hình xây dựng thân thiện với môi trường, trong đó có Green Mark.
Không đơn thuần là một chứng nhận về tính bền vững, Green Mark còn được xem như “bảo chứng” cho giá trị gia tăng của dự án đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư – từ tối ưu chi phí vận hành, nâng cao lợi nhuận đến củng cố uy tín thương hiệu. Vậy điều gì khiến Green Mark trở thành yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bất động sản hiện đại? Bài viết này sẽ phân tích vai trò của Green Mark và những lợi ích thiết thực mà nó mang lại.
Giới thiệu về chứng nhận Green Mark
Green Mark là gì?
Green Mark (Green Mark Certification Scheme) là hệ thống đánh giá hiệu suất sinh thái và tính bền vững của các công trình, được Cơ quan Quản lý Xây dựng Singapore (BCA) phát triển vào năm 2005. Chứng nhận này áp dụng cho nhiều loại hình xây dựng, từ tòa nhà thương mại, khu dân cư đến hạ tầng công nghiệp, trường học và bệnh viện. Mục tiêu của Green Mark là khuyến khích các công trình đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tài nguyên, giảm tác động môi trường và nâng cao chất lượng không gian sống.
Trước khi Green Mark ra đời, Singapore đã sớm nhận thức được những thách thức về môi trường và sự cấp thiết của việc tối ưu hóa năng lượng trong ngành xây dựng – lĩnh vực tiêu thụ nguồn tài nguyên khổng lồ. Nhằm định hướng sự phát triển theo hướng bền vững, năm 2000, chính phủ nước này thành lập Cơ quan Môi trường Xanh (Building and Construction Authority – BCA) với nhiệm vụ quản lý và thúc đẩy các tiêu chuẩn xây dựng thân thiện với môi trường.
Đến năm 2005, BCA chính thức triển khai chương trình Green Mark như một phần trong chiến lược xây dựng xanh của quốc gia. Chứng nhận này được xem là công cụ đánh giá quan trọng, giúp các chủ đầu tư và đơn vị thiết kế định hướng công trình theo các tiêu chuẩn bền vững. Từ đó đến nay, Green Mark không ngừng được cải tiến, cập nhật các tiêu chí mới để phản ánh tiến bộ công nghệ và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành xây dựng hiện đại.
Các tiêu chí đánh giá Green Mark
Để đạt được chứng nhận Green Mark, các công trình phải đáp ứng những tiêu chí đánh giá nghiêm ngặt, hướng đến sự bền vững toàn diện:
- Hiệu suất năng lượng: Sử dụng đèn LED, điều hòa không khí hiệu suất cao, cảm biến tự động, tích hợp năng lượng tái tạo (điện mặt trời, gió) và thiết kế tối ưu ánh sáng tự nhiên.
- Quản lý tài nguyên nước: Triển khai hệ thống thu gom và tái sử dụng nước mưa, lắp đặt thiết bị tiết kiệm nước và áp dụng công nghệ giải tiêu thông minh.
- Quản lý vật liệu và chất thải: Ưu tiên vật liệu tái chế, hạn chế vật liệu có hàm lượng carbon cao, tối ưu tái chế và xử lý rác thải.
- Vận hành bền vững: Ứng dụng hệ thống quản lý thông minh để tối ưu hóa năng lượng, nước và chất lượng không khí trong công trình.
- Chất lượng không gian sống: Đảm bảo môi trường sống và làm việc lý tưởng nhờ hệ thống lọc không khí, thiết kế tận dụng ánh sáng tự nhiên, vật liệu cách âm hiệu quả.
- Đổi mới và sáng tạo: Tích hợp công nghệ AI, hệ thống tự động hóa và pin lưu trữ năng lượng, nâng cao hiệu quả vận hành và tính bền vững của công trình.
Cấp bật chứng nhận Green Mark
Chứng nhận này có bốn cấp bật, đánh giá mức độ bền vững của công trình dựa trên số điểm đạt được. Mỗi cấp độ có tiêu chí riêng, khuyến khích chủ đầu tư tối ưu hóa thiết kế và vận hành để nâng cao hiệu suất môi trường. Cụ thể:
- Green Mark Certified: Đây là cấp bật cơ bản dành cho các công trình đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của Green Mark (từ 50 đến dưới 75 điểm). Công trình ở mức này đã áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, quản lý nước và đảm bảo hiệu suất vận hành cơ bản.
- Green Mark Gold: Công trình ở cấp bật này phải đạt hiệu quả cao hơn về tiết kiệm năng lượng và sử dụng tài nguyên (từ 75 đến dưới 85 điểm). Đồng thời, cần tích hợp thêm các giải pháp nâng cao chất lượng không gian bên trong, như hệ thống thông gió tốt hơn hoặc vật liệu thân thiện với môi trường.
- Green Mark Gold Plus: Cấp bật này đòi hỏi các công trình cần chứng minh sự đổi mới trong thiết kế và áp dụng các công nghệ xây dựng xanh tiên tiến, như hệ thống năng lượng tái tạo hoặc các biện pháp quản lý rác thải hiệu quả hơn (85 điểm đến < 90 điểm)
- Green Mark Platinum: Đây là cấp bật cao nhất, các công trình ở cấp bật này phải đạt được các tiêu chí bền vững toàn diện, từ hiệu quả năng lượng vượt trội đến cải thiện chất lượng sống cho người sử dụng (90 điểm trở lên). Những công trình đặt chứng nhận Green Mark Platinum thường được đánh giá là hàng đầu trong thiết kế công trình bền vững.
Những lợi ích khi sở hữu chứng nhận Green Mark
Trước xu hướng bất động sản ngày càng đề cao tính bền vững, chứng nhận Green Mark không chỉ tạo lợi thế cạnh tranh mà còn nâng cao giá trị tài sản và hiệu suất tài chính. Doanh nghiệp hưởng lợi từ việc tối ưu chi phí, gia tăng uy tín và thu hút khách thuê chất lượng, trong khi nhà đầu tư đảm bảo lợi nhuận dài hạn và giảm thiểu rủi ro pháp lý (theo báo Tuổi Trẻ).
- Gia tăng giá trị tài sản và hiệu suất tài chính: Bất động sản xanh vừa có tính thanh khoản cao hơn và vừa mang lại giá trị hiện tại ròng (NPV) và tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) hấp dẫn hơn. Tòa nhà đạt chứng nhận xanh thường có giá thuê trung bình cao hơn 10% so với công trình thông thường. Điều này giúp chủ đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận dài hạn.
- Tăng tính cạnh tranh và thu hút khách thuê: Các doanh nghiệp đang ngày càng ưu tiên không gian làm việc bền vững. Tòa nhà đạt chứng chỉ Green Mark có tỷ lệ lấp đầy cao hơn, đặc biệt thu hút các công ty đa quốc gia, tập đoàn tài chính, công nghệ, bất động sản – những đơn vị chú trọng đến ESG.
- Đáp ứng xu hướng toàn cầu và tiêu chuẩn ESG: Chứng nhận Green Mark giúp doanh nghiệp bất động sản nâng cao uy tín khi hợp tác với các tập đoàn quốc tế, vốn đang áp dụng tiêu chí ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) vào chiến lược kinh doanh. Điều này đặc biệt quan trọng tại các trung tâm kinh tế lớn như TP.HCM hay Singapore, nơi tiêu chuẩn xanh đang dần trở thành yêu cầu bắt buộc.
- Giảm thiểu chi phí vận hành, tối ưu hiệu suất năng lượng: Các công trình đạt chuẩn Green Mark có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn, giảm đáng kể chi phí điện, nước và bảo trì. Hệ thống quản lý thông minh giúp tối ưu hóa vận hành, mang lại lợi ích tài chính bền vững cho cả chủ đầu tư lẫn khách thuê.
- Hạn chế rủi ro trước những thay đổi chính sách: Việt Nam đang siết chặt các quy định về phát triển bền vững và cắt giảm khí thải carbon. Việc đạt chứng nhận Green Mark giúp doanh nghiệp chủ động thích ứng với các chính sách mới, tránh rủi ro về thuế môi trường hoặc chi phí tuân thủ gia tăng trong tương lai.
Những công trình đạt chứng nhận Green Mark tại Việt Nam
Xu hướng phát triển bền vững trong lĩnh vực xây dựng ngày càng được khẳng định tại Việt Nam, thể hiện qua sự gia tăng của các công trình đạt tiêu chuẩn xanh. Những tòa nhà này vừa tối ưu hóa hiệu suất sử dụng năng lượng và tài nguyên, vừa tạo ra môi trường sống và làm việc xanh, góp phần nâng cao chất lượng đô thị. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
Bitexco Financial Tower, biểu tượng kiến trúc của TP.HCM, đã vinh dự đạt chứng chỉ Green Mark Gold vào năm 2018 nhờ áp dụng hàng loạt giải pháp thiết kế và vận hành bền vững. Tòa nhà được trang bị hệ thống tường kính mặt đứng tiên tiến, giúp tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên và giảm hấp thụ nhiệt, góp phần tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Mảng xanh và hồ nước được bố trí hài hòa theo hình vòng cung quanh chân tháp, tạo điểm nhấn cảnh quan độc đáo, đồng thời thanh lọc không khí và mang lại không gian trong lành giữa lòng đô thị sầm uất.
The Hallmark, tòa nhà hạng A tại trung tâm TP.HCM, đã đạt chứng chỉ công trình xanh BCA Green Mark Gold. Tành tựu này là kết quả của hàng loạt giải pháp thiết kế thông minh và bền vững. Toàn bộ mặt ngoài tòa nhà được ốp kính cường lực hai lớp, vừa tạo nên vẻ đẹp đẳng cấp, vừa tối đa hóa ánh sáng tự nhiên, giảm thiểu nhu cầu chiếu sáng nhân tạo. Bên trong, vật liệu cách nhiệt cao cấp được sử dụng để duy trì nhiệt độ ổn định, giảm tải cho hệ thống điều hòa, góp phần tiết kiệm năng lượng đáng kể.
Ngoài ra, The Hallmark còn kiến tạo một không gian làm việc lý tưởng với điểm nhấn là khu vườn xanh mát trên tầng 5, mang đến tầm nhìn bao quát ra Quận 1 và sông Sài Gòn, tạo môi trường làm việc thư thái, gần gũi thiên nhiên. Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh (BMS) được tích hợp để giám sát và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và tài nguyên, đảm bảo hiệu suất vận hành cao và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Bình Minh & The Lotus – Kiến tạo chuẩn mực mới cho bất động sản nghỉ dưỡng xanh
Xu hướng công trình xanh đang dần mở rộng sang lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, nơi tính bền vững không còn là một tiêu chí đánh giá mà đã trở thành nền tảng cốt lõi, định hình toàn bộ trải nghiệm nghỉ dưỡng. Hòa mình vào làn sóng ấy, Bình Minh & The Lotus vươn lên như một biểu tượng tiêu biểu – một khu nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe, được kiến tạo theo những tiêu chuẩn khắt khe của Green Mark.
Những nguyên tắc cốt lõi được định hướng triển khai bao gồm:
- Giới hạn diện tích xây dựng dưới 5%, ưu tiên phát triển tại các khu vực đất trống hoặc vùng có khả năng phục hồi sinh thái, nhằm gìn giữ cấu trúc tự nhiên của khu vực.
- Duy trì dòng chảy tự nhiên của hệ thống suối, hồ nước và nguồn nước ngầm, giúp bảo tồn sự cân bằng sinh thái.
- Bảo vệ hệ thực vật bản địa, duy trì các loài cây lâu năm và trồng mới nhiều loại cây đặc trưng như sao đen, dầu rái, bằng lăng, giúp gia tăng độ che phủ xanh và ổn định hệ sinh thái.
- Sử dụng vật liệu thân thiện môi trường như gỗ, đá tự nhiên, hạn chế tối đa vật liệu bê tông và nhựa tổng hợp.
- Ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, tận dụng năng lượng mặt trời, đèn LED tiết kiệm điện, hệ thống xử lý nước thải khép kín nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Chương trình tái tạo rừng thông qua vườn ươm cây bản địa, giúp bảo vệ môi trường và tạo không gian xanh bền vững cho hệ động thực vật địa phương.
Với tầm nhìn vượt thời gian, Bình Minh & The Lotus đang ươm mầm cho một mô hình bất động sản nghỉ dưỡng xanh kiểu mẫu, tiên phong đón đầu xu hướng và khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường.
Lời kết
Có thể nói, chứng nhận Green Mark không chỉ là một minh chứng cho cam kết phát triển bền vững mà còn mở ra nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong ngành bất động sản. Trong bối cảnh tiêu chuẩn xanh ngày càng trở thành xu hướng chủ đạo, việc sở hữu chứng chỉ này sẽ giúp tối ưu chi phí vận hành, gia tăng giá trị tài sản và nâng cao uy tín thương hiệu, đáp ứng yêu cầu khắt khe từ thị trường và các quy định pháp lý.
Nếu bạn đang tìm kiếm một không gian nghỉ dưỡng xanh chuẩn mực, kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và chăm sóc sức khỏe toàn diện, Bình Minh & The Lotus chính là lựa chọn lý tưởng. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để khám phá mô hình nghỉ dưỡng bền vững, nơi tái tạo năng lượng và nâng tầm trải nghiệm sống.
Bài viết liên quan
Xu hướng bất động sản xanh tại Việt Nam: Làn sóng đầu tư mới
Trải nghiệm tắm rừng chuẩn Nhật Bản tại Việt Nam: Khám phá Bình Minh & The Lotus
3 “điểm sáng” nâng tầm Bình Minh & The Lotus trong thị trường nghỉ dương xanh