Nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên ngày càng gia tăng, đặt ra thách thức lớn trong việc cân bằng giữa phát triển và bảo tồn hệ sinh thái. Làm thế nào để khai thác giá trị của rừng đặc dụng mà không làm ảnh hưởng đến sự nguyên vẹn của môi trường tự nhiên? Để trả lời câu hỏi này, bài viết sẽ phân tích khái niệm rừng đặc dụng, vai trò của nó trong việc bảo tồn thiên nhiên và định hướng phát triển bền vững trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng.
Rừng đặc dụng là gì?
Theo Luật Lâm nghiệp 2017, rừng đặc dụng là loại rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn nguồn gen sinh vật, phục vụ nghiên cứu khoa học và giữ gìn các di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh. Rừng đặc dụng còn có thể kết hợp với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí, ngoại trừ các khu vực bảo vệ nghiêm ngặt.
Tại Việt Nam, rừng đặc dụng được chia thành 4 loại chính sau:
Vườn quốc gia
Vườn quốc gia là những khu vực tự nhiên rộng lớn được bảo vệ nghiêm ngặt để bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan. Ngoài vai trò nghiên cứu khoa học, chúng còn được thúc đẩy du lịch sinh thái bền vững. Một số vườn quốc gia nổi bật tại Việt Nam bao gồm Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai).
Khu dự trữ thiên nhiên
Là những vùng rừng đặc dụng nguyên sinh còn hoang sơ, ít chịu tác động của con người, được bảo vệ nghiêm ngặt nhằm duy trì sự đa dạng sinh học và các quá trình tự nhiên. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm, góp phần duy trì cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Ngoài chức năng bảo tồn, các khu dự trữ thiên nhiên còn là địa điểm nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường.
Những khu dự trữ thiên nhiên tiêu biểu ở Việt Nam có thể kể đến như Khu bảo tồn Xuân Liên (Thanh Hóa), Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (Gia Lai) và Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh (Kon Tum).
Khu bảo tồn loài – sinh cảnh
Những khu rừng này giúp bảo vệ các loài đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng và giữ gìn sự cân bằng tự nhiên. Đây là những khu vực được bảo vệ đặc biệt nhằm đảm bảo sự sống còn của các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời duy trì môi trường sống tự nhiên của chúng. Những khu rừng này giúp bảo vệ các loài đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng và giữ gìn sự cân bằng tự nhiên.
Các khu bảo tồn trọng điểm của Việt Nam như Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Sơn Trà (Đà Nẵng), Mường Nhé (Điện Biên) và Phong Điền (Thừa Thiên Huế) là nơi tập trung nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
Khu bảo vệ cảnh quan
Khu bảo vệ cảnh quan là những khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, độc đáo, đồng thời mang giá trị văn hóa, lịch sử hoặc có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp. Những địa điểm này vừa góp phần duy trì hệ sinh thái, vừa tạo không gian thư giãn, du lịch cho con người. Một số khu bảo vệ cảnh quan tiêu biểu ở Việt Nam bao gồm Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) và Làng nổi Tân Lập (Long An).
Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học
Khác với các loại rừng đặc dụng khác chủ yếu nhằm bảo tồn, khu rừng nghiên cứu và thực nghiệm khoa học tập trung vào việc tạo ra tri thức mới. Đây là nơi các nhà khoa học được ‘thử nghiệm’ các ý tưởng, ‘thách thức’ các giả thuyết, và tìm ra những giải pháp tốt nhất cho việc quản lý và phát triển rừng. Các khu rừng này thường được trang bị các thiết bị theo dõi, phòng thí nghiệm, và có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học, cơ quan quản lý và cộng đồng địa phương. Ví dụ điển hình là Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Vườn thực vật quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), hay Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội).
Các phân khu chức năng của rừng đặc dụng
Để quản lý và khai thác rừng một cách hiệu quả, rừng đặc dụng thường được chia thành các phân khu chức năng khác nhau, bao gồm:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là khu vực rừng được bảo vệ tuyệt đối nhằm duy trì sự nguyên vẹn của hệ sinh thái và theo dõi diễn biến tự nhiên. Đây là nơi có chế độ quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan hoặc ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động, thực vật hoang dã.
Cụ thể, mọi hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên hoặc tác động tiêu cực đến đời sống của các loài sinh vật đều bị cấm. Việc thả hoặc nuôi trồng các loài động, thực vật từ nơi khác tới cũng không được phép nhằm tránh nguy cơ xâm hại hệ sinh thái bản địa. Bên cạnh đó, khai thác tài nguyên sinh vật, chăn thả gia súc, gây ô nhiễm môi trường đều bị nghiêm cấm để đảm bảo tính nguyên sơ của khu vực.
Ngoài ra, để hạn chế rủi ro cháy rừng và ô nhiễm, các hoạt động như mang hóa chất độc hại vào rừng, đốt lửa trong rừng hoặc khu vực ven rừng đều không được phép. Những quy định này giúp phân khu bảo vệ nghiêm ngặt duy trì được vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
Phân khu phục hồi sinh thái
Khác với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái là khu vực được ‘phục hồi’ sau những tác động tiêu cực. Khu vực này được quản lý và bảo vệ chặt chẽ, với mục tiêu chính là tạo điều kiện tốt nhất để hệ sinh thái rừng có thể tự phục hồi và tái sinh một cách tự nhiên. Để quá trình này diễn ra thuận lợi, mọi hành vi làm thay đổi cảnh quan, dù là nhỏ nhất, đều bị nghiêm cấm. Điều này có nghĩa là bạn không được phép khai thác gỗ, săn bắt động vật, thu hái lâm sản.
Ngay cả các hoạt động nghiên cứu khoa học, vốn được khuyến khích ở các khu vực khác, cũng bị hạn chế và kiểm soát chặt chẽ. Các nhà khoa học muốn nghiên cứu tại đây cần phải có sự cho phép của ban quản lý rừng, và phải trả các chi phí liên quan. Họ cũng phải cam kết chia sẻ kết quả nghiên cứu với ban quản lý. Đặc biệt, nếu nghiên cứu liên quan đến các loài động, thực vật quý hiếm, thì cần phải có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Phân khu hành chính và dịch vụ
Phân khu hành chính và dịch vụ là nơi đặt trụ sở ban quản lý rừng đặc dụng, cơ sở nghiên cứu, giáo dục môi trường và hỗ trợ du lịch sinh thái. Khu vực này phục vụ công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học và nâng cao nhận thức cộng đồng, đồng thời có thể tích hợp các công trình dịch vụ nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan tự nhiên.
Ví dụ thực tế: Dự án nghỉ dưỡng sinh thái dưới tán rừng Bình Minh & The Lotus
Tọa lạc trong khu hành chính dịch vụ Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bình Minh & The Lotus được kiến tạo tỉ mỉ với triết lý thiết kế hòa quyện cùng bản chất tự nhiên và tinh hoa văn hóa của vùng đất.
Với cam kết phát triển bền vững, dự án tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe của Green Mark, đảm bảo rằng mọi công trình và dịch vụ đều giảm thiểu tác động sinh thái, đồng thời tối đa hóa sự thoải mái và tính thẩm mỹ. Ưu tiên bảo vệ môi trường sống tự nhiên, hạn chế tối đa việc xáo trộn hệ động thực vật bản địa, đồng thời tích hợp các giải pháp bền vững trong toàn bộ quá trình vận hành – từ tiêu thụ năng lượng, quản lý nguồn nước đến xử lý chất thải thân thiện với môi trường.
Bình Minh đã hoàn tất các thủ tục pháp lý quan trọng, bao gồm:
- Phê duyệt quy hoạch & quyền sử dụng đất: Được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận quy hoạch 1/500, thuê môi trường rừng trong 50 năm và bàn giao thực địa.
- Đánh giá tác động môi trường & thiết kế: Được Bộ TNMT phê duyệt báo cáo ĐTM và Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở.
- An toàn PCCC: Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn PCCC trong môi trường rừng.
- Giấy chứng nhận đầu tư & quản lý rừng bền vững: Được cấp phép đầu tư chính thức, phương án quản lý rừng phù hợp với định hướng bền vững.
- Tham vấn cộng đồng & chấp thuận Bộ TNMT: Không có ý kiến phản đối, khẳng định tính minh bạch và phù hợp quy hoạch.
Xem chi tiết hồ sơ pháp lý dự án Bình Minh & The Lotus: Tại đây .
Vùng đệm
Vùng đệm là khu vực bao quanh rừng đặc dụng, bao gồm rừng, đất liền hoặc vùng nước, đóng vai trò như một lớp bảo vệ nhằm giảm thiểu hoặc ngăn chặn các tác động tiêu cực từ bên ngoài vào khu bảo tồn. Khu vực này giúp hạn chế tình trạng xâm lấn, khai thác trái phép và tác động môi trường từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người.
Lời kết
Rừng đặc dụng không chỉ mang giá trị như một “lá phổi xanh” quý giá mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ nghiên cứu khoa học và thúc đẩy du lịch sinh thái bền vững. Mỗi tán cây, mỗi cánh lá đều góp phần duy trì sự cân bằng tự nhiên, bảo vệ môi trường sống cho muôn loài.
Hướng tới giá trị bền vững, Bình Minh & The Lotus tiên phong kiến tạo mô hình nghỉ dưỡng gắn liền với bảo tồn thiên nhiên, mang đến không gian hài hòa, nơi con người được tái tạo năng lượng giữa thiên nhiên thuần khiết. Đồng thời, dự án đề cao triết lý sống hòa hợp, gìn giữ và tôn tạo môi trường, góp phần kiến tạo một tương lai xanh.
Bài viết liên quan
Xu hướng bất động sản xanh tại Việt Nam: Làn sóng đầu tư mới
Tại sao chứng nhận Green Mark quan trọng đối với doanh nghiệp & nhà đầu tư?
3 “điểm sáng” nâng tầm Bình Minh & The Lotus trong thị trường nghỉ dưỡng xanh